Lễ hội tưởng niệm Cao Lỗ Vương tại Bắc Ninh

Hàng năm, cứ vào ngày mồng 10 tháng Ba âm lịch Lễ hội tưởng niệm Cao Lỗ Vương lại được tổ chức tại làng Tiểu Than, thuộc xã Vạn Ninh, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Lễ hội này có mục đích để tưởng nhớ, khắc ghi và biết ơn công lao muôn đời của những bậc tiền nhân.

Theo những ghi chép, thần tích vẫn còn lưu truyền, Cao Lỗ là người quê ở Lục Đầu- Bình Than, trong cuộc chiến đánh đuổi quân giặc Triệu Đà đã bảo vệ nước Âu Lạc, nhưng sau đó ông đã anh dũng hy sinh tại chân thành Cổ Loa, thi hài của ông được hổ tha về quê. Dân làng khi phát hiện thi hài của Cao Lỗ liền kéo nhau ra đánh đuổi hổ và cứ hành lễ mai táng ông, dấu tích xưa vẫn còn đó chính là lăng mộ ông được xây dựng tại làng Tiểu Than. Đền thờ Cao Lỗ tại làng Đại Trung, lăng mộ Cao Lỗ Vương, đình làng Tiểu Than đều được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hoá của Quốc gia.

Tổ chức Lễ hội truyền thống kỷ niệm 2.300 năm ngày sinh danh tướng Cao Lỗ  Vương - DNTT online

Lễ rước lễ hội tưởng niệm Cao Lỗ Vương. (Ảnh: Sưu tầm) 

Vào ngày mồng 10 tháng Ba âm lịch- cũng chính là ngày sinh của Cao Lỗ Vương, người dân của bảy làng quanh vùng sẽ cùng nhau tổ chức tế lễ tại đền Đại Trung, sau đó mỗi làng sẽ tổ chức lễ hội riêng theo tục lệ để bày tỏ sự thành kính và lòng biết ơn đối với công đức của vị danh tướng Cao Lỗ. Lễ hội của làng Tiểu Than có những nét riêng và vô cùng độc đáo. Ngày mồng 9 tháng Ba, người dân làng sẽ tổ chức rước Long Đình và nhiều lễ vật về lăng mộ Ngài để làm lễ tuyên văn, tiếp theo sẽ tiến vào nhà cụ Thủ sắc (người được chọn giữ sắc thờ của làng) rước văn về đình.

Lễ hội Cao Lỗ Vương, tưởng nhớ người sáng chế nỏ thần | VTV.VN

Người dân tập trung đến với lễ hội. (Ảnh: Sưu tầm) 

Sáng ngày mồng 10 dân làng sẽ tiến hành rước song hành kiệu và các lễ vật xuống đền để làm lễ tế chung. Đám rước được cử hành rất uy nghiêm gồm trống khẩu, quạt, lọng, chiêng trống, cờ hội, long đình, bát bửu, súng lệnh… Trong những ngày diễn ra lễ hội, dân làng sẽ tổ chức nhiều hoạt động khác như các trò chơi dân gian đấu vật, hát cô đầu, tam cúc điếm… đặc sắc nhất phải kể đến trò múa bông, đuổi bệt, đã là những trò chơi cổ truyền trong những dip lễ hội nơi thôn quê.

Tổng hợp 

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *