Lễ hội làng Vọng Nguyệt diễn ra trong ba ngày là 25, 26, 27 tháng Hai âm lịch hàng năm, tại thôn Vọng Nguyệt thuộc xã Tam Giang, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Lễ hội thường tổ chức các hoạt động mang tính chất truyền thống pha lẫn với hiện đại để tưởng nhớ những người đã có công lập làng.
Vọng Nguyệt xưa được gọi với cái tên là làng Thứ Nhị hay làng Ngột Nhì. Vào thời Nguyễn làng Vọng Nguyệt thuộc tổng Nội Trà, huyện Yên Phong, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh. Làng nằm ở bên bờ của Nam sông Cầu, là một vùng quê có phong cảnh trữ tình nên thơ với một quần thể di tích chùa, đình, đền, có kiến trúc cổ và đẹp nổi tiếng ở đất Kinh Bắc xưa. Từ bao đời nay người dân nơi đây vẫn giữ được nghề trồng dâu nuôi tằm đã gắn bó với cuộc sống của mỗi một người dân trong làng.
Làng Vọng Nguyệt không chỉ nổi tiếng lẫy lừng với tiếng thơm là vùng đất khoa bảng tiêu biểu của huyện Yên Phong với 8 người đã đỗ đại khoa và nhiều vị đỗ đạt cử nhân tú tài dưới thời phong kiến mà nơi đây còn là một vùng quê có truyền thống cách mạng kiên cường bất khuất trong cuộc chiến chống lại giặc ngoại xâm.
Vọng Nguyệt còn là một trong những ngôi làng Việt cổ có nhiều di sản văn hoá vật thể, đã ghi lại những mốc son thăng trầm trong sự phát triển một cộng đồng làng xã trong chiều dài lịch sử của dân tộc. Chùa Vọng Nguyệt có tên chữ là Khai Nghiêm tự, được Nguyệt Sinh công chúa của nhà Lý cho xây dựng. Đến thời Nguyễn và Lê ngôi chùa Khai Nghiêm đã được đại trùng tu, vào năm Vĩnh Thịnh nguyên niên (1705) đã dựng thạch trụ thiên đài , năm Cảnh Thịnh thứ 7 (1799) đã đúc chuông đồng lớn và được tạc nhiều pho tượng Phật. Hàn lâm học sỹ Trương Hán Siêu đã soạn văn bia, khắc trên đá vào Đời Dụ Tông (1341-1369).
Lễ hội Vọng Nguyệt được tổ chức trong vòng 3 ngày với nhiều các nghi lễ:
Rước lễ tại làng Vọng Nguyệt Bắc Ninh. (Ảnh: Sưu tầm)