Rượu làng Vân Bắc Giang có nguồn gốc từ làng Vân (ấp Yên Viên), xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Ngôi làng nhỏ nằm dọc tả ngạn sông Cầu, trải dài hơn 1km, đối diện với làng Đại Lâm ở bên kia sông.
Dưới các triều đại phong kiến, rượu làng Vân được dâng lên vua, xuất hiện thường xuyên trong các buổi yến tiệc linh đình. Năm Chính Hòa thứ 24 (1703), vua Trần Hy Tông đã sắc phong bốn chữ vàng “Vân hương mỹ tửu” cho rượu làng Vân. Ngoài ra vua Bảo Đạ cũng rất ưa thích loại rượu vùng miền này. Rượu Làng Vân màu trong như thủy tinh, hương vị êm dịu và mùi thơm ấn tượng. Thức uống này đã và đang gây lưu luyến mọi bước chân lữ khách, tán thưởng không ngớt khi dùng rượu. Để đạt được thành công ban đầu rực rỡ như này đòi hỏi sự cầu kỳ, tỉ mỉ trong các khâu chuẩn bị, nấu và ủ rượu.
Nguyên liệu được chọn để nấu rượu làng Vân Bắc Giang là những bông nếp cái hoa vàng thơm ngon – một giống lúa nếp truyền thống nổi tiếng tại các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Các hạt gạo, nếp cái hoa vàng sẽ được đơn vị sản xuất rượu lựa chọn không được là gạo non hay đổ lúa mà phải đủ chín. Từng hạt gạo cũng phải đủ độ căng, mọng, vàng.
Một điều nữa để quyết định hương vị và chất lượng rượu làng Vân là thứ men đặc biệt. Thứ men đó được làm nên từ rất 36 vị thảo dược quý. Sau khi lên men gạo nếp và ủ trong 72 giờ, rượu sẽ được chưng cất qua một hệ thống lọc và xử lý đa tầng. Nhờ đó, mà rượu làng Vân Bắc Giang giữ được hương vị ngon lại không ảnh hưởng đến sức khoẻ, hương vị tinh túy nhất.
Công đoạn làm rượu xưa.
Tuy nhiên, căn cứ vào sự phát triển văn hóa giáo dục ở trong vùng, có thể ước tính làng Vân có khoảng 500 – 600 năm lịch sử. Khoảng thời gian này được xác định theo chứng tích là làng Khúc Toại ở bên kia sông, có một ông tiến sĩ đỗ năm 1469, làm quan dưới thời vua Lê Thánh Tông, có văn bia ở Văn Miếu Quốc Tử Giám và được dân làng thờ riêng một gian ở chùa làng; cùng với đó là đình Thổ Hà (đình nằm cạnh làng Vân) được các nhà khoa học xác định từ thời Lê.
Sự hình thành của các làng ấy tương tự làng Vân về mặt thời gian và quan hệ với nhau mang tính liên quan: Làng Đại Lâm đi mua gạo ở nơi khác về bán cho làng Vân, Làng gốm Thổ Hà làm đủ các loại chum, hũ, vại… phục vụ cho các khâu chứa đựng, vận chuyển, đong đếm, bán cho dân làng Vân. Dân ở các làng xóm ở Đại Lâm lại là những người cất giữ rượu làng Vân đi bán ở tứ phương.