Tam Tảo là một ngôi làng thuộc xã Phú Lâm, của huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, là một làng quê đã có lịch sử từ lâu đời của xứ Kinh Bắc. Người dân Tam Tảo luôn tự hào là một làng quê có lịch sử lâu đời nhất, và tự hảo bởi nơi đây còn lưu giữ nhiều kỷ niệm về các vị danh nhân triều Lý, những người đã có công phò tá vua Lý Công Uẩn lập lên một triều đại vàng son trong lịch sử dân tộc.
Hội làng Tam Đảo được tổ chức vào ngày mồng 10 tháng Hai âm lịch hàng năm, nhằm kỷ niệm ngày sinh của vợ chồng ông bà Trần Quý, người đã có ông giúp vua Lý Công Uẩn trốn thoát quân lý triều Lê. Đây là lễ hội có qui mô lớn nhất trong năm của người dân Tam Tảo.
Những tài liệu đã ghi chép khá rõ về vợ chồng ông bà Trần Quý, những người đã cứu Lý Công Uẩn thoát khỏi sự truy lùng ráo riết của quan quân triều Lê. Lý Công Uẩn là một vị quan đại thần dưới triều Tiền lê , nhưng khi triều Tiền Lê đang trên đà suy thoái, trăm họ đều oán thán, ông đã lập mưu dựng nên nhà Lý. Trong quá trình diễn ra cuộc binh biến này, Lý Công Uẩn đã từng thất bại và chạy về Kinh Bắc, chạy đến trang Tam Tảo, được vợ ông Trần Quý và Đặng Thị Phương Dung giải cứu. Sau khi Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế, ông đã phong cho ông Trần Quý chức quan Phụ quốc Tán trị, vệ dực bảo quốc, còn vợ ông là Hoàng thái hậu.
Tư liệu về lễ hội làng Tam Đảo, Tiên Du, Bắc Ninh. (Ảnh: Sưu tầm)
Sau khi vợ chồng ông Trần Quý qua đời, người dân Tam Tảo đã lập đền thờ vợ chồng ông ngay trên khu đất hai ông bà đã ở trước, và đặt tên là đền Hộ Quốc, tức đền giúp nước. Đền này có quy mô tương đối lớn, là nơi nhà vua thường hay đến tế lễ để vày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến vợ chồng ông Trần Quý. Các triều đại sau đó cũng nhiều lần tiến hành tu bổ, tôn tạo, chính vì vậy đền Hộ Quốc vẫn còn tồn tại đến ngày nay.
Hội làng diễn ra vào ngày mồng 10 tháng Hai, được dân làng tổ chức với qui mô lớn, chu đáo, và thường kéo dài trong ba ngày, với nhiều nghi thức tế lễ độc đáo, rước sách được cử hành rất uy nghiêm.
Lễ cúng rước tại Lễ Hội. (Ảnh: Sưu tầm)
Cuộc rước với kiệu và lễ vật, tàn, bát biểu, quạt, siêu đao, các đồ thần khí, trống chiêng, tế khí, phường bát âm… xuất phát từ đình sang nghè, tới chùa, rồi tới đền Hộ Quốc rước bài vị ông bà Trần Quý về đình. Cuộc rước thật uy nghi, hoành tráng, với hàng nghìn người tham gia, kéo dài hàng cây số, với màu sắc rực rỡ, âm thanh vang động, biểu hiện sự nhớ ơn, tôn kính của mọi người dân Tam Tảo đối với công lao của ông bà Trần Quý.
Tổng hợp